Ngay sau lễ khởi công, chủ đầu tư ACV sẽ thực hiện rà phá bom mìn, xây dựng tường rào, san lấp mặt bằng. Khối lượng giải ngân trong năm 2021 dự kiến khoảng 6.000 tỷ đồng. Trong đó, công việc rà phá bom mìn sẽ do liên danh nhà thầu quân đội gồm Lũng Lô, Trường Sơn và Thành An thực hiện.
📌 Tổng quan về cảng sân bay Long Thành Đồng Nai
Dự án sân bay quốc tế Long Thành là một dự án xây dựng một sân bay quốc tế tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km về hướng Đông. Giai đoạn 1 của dự án này được dự kiến sẽ khánh thành năm 2025. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn tất các giai đoạn (gồm 3 giai đoạn), đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 1777/QĐ–TTg ngày 11 tháng 11 năm 2020 phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 (1 nhà ga công suất 25 triệu khách/năm, một đường cất hạ cánh 4000 m x 60 m, các công trình liên quan khác), dự kiến triển khai công tác thiết kế và hoàn thành xây dựng trong giai đoạn 2020-2025.
📌 Vị trí cảng sân bay Long Thành Đồng Nai ở đâu?
Theo Quy hoạch tổng thể, vị trí sân bay quốc tế Long Thành nằm tại xã Bình Sơn thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Cách Thành phố Hồ Chí Minh 40 km về hướng Đông, cách Sân bay Tân Sơn Nhất 43 km, cách thành phố Biên Hoà 30 km về hướng Đông Nam, cách thành phố Vũng Tàu 70 km về hướng Bắc, cạnh Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây gần thị trấn Long Thành và cách cửa ngõ vào Thành phố công nghiệp Nhơn Trạch (khu đô thị phụ cận TP. HCM) 10 km.
Theo bản đồ quy hoạch, trục đường tuyến số 1 sẽ cắt qua quốc lộ 51 với một bên là tỉnh lộ 25C và bên kia là tuyến đường số 1 dẫn vào sân bay.
Từ cao tốc Long Thành – Dầu Giây, tuyến đường số 2 sẽ chạy song song với quốc lộ 51, đấu nối vào tuyến số 1. Theo quy hoạch, tuyến số 2 gồm 2 làn đường chạy song song, khoảng đất ở giữa 2 làn đường là cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
📌 Kế hoạch vận hành và khai thác sân bay Long Thành Đồng Nai
Nhận thấy Việt Nam cần phải có một sân bay quy mô lớn nhằm cạnh tranh với các sân bay lớn khác trên quốc tế và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai có 1 vị trí quá thuận lợi, chính phủ Việt Nam đã định hướng sân bay Long Thành sẽ là một Cảng trung chuyển hàng không và là thủ phủ hàng không của cả nước cũng như trên quốc tế.
Mục đích sân bay Long Thành chính là thu hút khách quá cảnh và các chuyến bay trung chuyển tại đây để thu lợi về kinh tế, ngoài ra tại đây sẽ là khu trung tâm dịch vụ hàng không trên quốc tế với nhiều dịch vụ như cung ứng xăng dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa máy bay… cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế.
Do đó khả năng đóng góp phát triển kinh tế của sân bay Long Thành là rất lớn, theo nghiên cứu của hãng tư vấn Hansen Partnership của Úc thì sân bay Long Thành sẽ đóng góp được 3 – 5% GDP cả nước.
Khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động thì sẽ đảm nhiệm 80% tổng lượng khách quốc tế tính luôn cả khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế và 20% khách quốc nội, trong khi đó sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chủ yếu phục vụ các chuyến bay quốc nội với việc đảm nhận 80% khách quốc nội và 20% khách quốc tế nhưng không đảm nhận các chuyến bay trung chuyển cũng như khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế.
📌 Các giai đoạn phát triển tại sân bay Long Thành Đồng Nai
Theo chủ trương đã được Quốc hội thông qua từ tháng 6 năm 2015, sân bay Long Thành sẽ được xây dựng với công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Trong đó, việc xây dựng sẽ chia làm 3 giai đoạn.
Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ 3 giai đoạn của dự án là 336.600 tỉ đồng (tương đương 16,03 tỉ đô la Mỹ, áp dụng đơn giá của năm 2014). Trong đó, riêng giai đoạn 1 là 114.450 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ).
Mục tiêu mà Bộ GTVT đề ra là sẽ khởi công sân bay Long Thành vào năm 2020, hoàn thành vào năm 2024 và đầu năm 2025 đưa vào khai thác giai đoạn 1.
1️⃣ Giai đoạn 1: Các hạng mục xây dựng tại sân bay Long Thành Đồng Nai
Giai đoạn 1, sẽ đầu tư một đường băng và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 là 114.451 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ). Chậm nhất đến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1
Các hạng mục xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 cụ thể như sau:
- Xây dựng một đường cất hạ cánh dài 4.000 m, rộng 75 m và hệ thống đường lăn, sân đỗ đảm bảo cho các loại máy bay hoạt động đáp ứng công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.
- Xây dựng một nhà ga hành khách có công suất thiết kế 25 triệu khách/năm, tổng diện tích sàn 373.000 m2.
- Xây dựng một đài kiểm soát không lưu cao khoảng 123 m và các hạng mục phụ trợ.
- Xây dựng các công trình phụ trợ, các nhà ga hàng hóa có tổng công suất 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.
- Xây dựng các công trình của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hoạt động trong Cảng hàng không như: Hải quan, Công an cửa khẩu, Công an địa phương, Kiểm dịch y tế, Cảng vụ hàng không; đơn vị quản lý khai thác cảng; đơn vị điều hành bay; các hãng hàng không; các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng không.
– Về giao thông kết nối, Cảng hàng không quốc tế Long Thành được kết nối với các tuyến giao thông như sau:
- Tuyến số 1 kết nối với quốc lộ 51, quy mô 6 làn xe.
- Tuyến số 2 kết nối với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, quy mô 4 làn xe và các nút giao.
– Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 109.111 tỷ đồng, hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2025.
2️⃣ Giai đoạn 2: Phát triển cảng sân bay Long Thành Đồng Nai
Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường băng cấu hình mở và một nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
3️⃣ Giai đoạn 3: Hoàn thiện 4 đường băng tại sân bay Long Thành Đồng Nai
Sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Khi hoàn thiện, sân bay sẽ có 4 nhà ga và 4 đường băng, dự kiến năm 2040 sẽ hoàn thành.
Xem thêm: